Vòng chống liếm bôi thuốc cho chó mèo
40.000 VND
Bệnh ngoài da ở chó mèo là một căn bệnh phổ biến, căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của vật nuôi. Ngoài ra, còn có thể lây lan sang những người tiếp xúc với chó nhiễm bệnh, vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho thú nuôi và chủ nuôi, bạn nên tìm hiểu về các chứng bệnh ngoài da ở chó để có những kiến thức cơ bản trong việc phòng chữa bệnh ngoài da cho chó.
Các bệnh về da là loại bệnh khá phức tạp và khó điều trị, tuy căn bệnh này không mang tính chất nguy hiểm gây tử vong cao như những loại bệnh khác, nhưng để lại nhiều di chứng sức khỏe, gây tổn thương đến vẻ bề ngoài, ảnh hưởng đến đời sống của vật nuôi và chủ nuôi. Đặc điểm chung của các hội chứng bệnh về da đều dễ nhận thấy khi một vùng da nào đó trên cơ thể như vùng mặt, mũi, tai, cổ, chân, hay khắp cơ thể của con vật gặp vấn đề, có thể là bị ghẻ lở, rụng lông, nấm... Các hội chứng bệnh về da ở chó mèo có rất nhiều loại bệnh phức tạp khác nhau và có thể phát sinh bệnh ở mọi lứa tuổi như bị viêm da dị ứng, nhiễm trùng nấm men, viêm nang lông, bọ chét, ve, rận...
Bọ chét, ve, rận là những loại ký sinh trùng trên da lông của chó mèo, loài ký sinh này tấn công vật nuôi bằng cách cắn chích, hút máu khiến các tế bào da bị tổn thương, nhiễm khuẫn gây bệnh về da phổ biến nhất ở chó, loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào tai, mũi gây tử vong cho chó mèo nếu không được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân trực tiếp của việc chó bị ve rận, bò chét là do môi trường sống không sạch sẽ, chó không được vệ sinh cẩn thận, chó mèo bị lây nhiễm do tiếp xúc với những vật nuôi có nhiễm ve, bọ chét.
- Triệu chứng: Bọ chét, ve rận sống trong lông chó thường bám ở các vùng trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón chân, chúng cắn chích, hút máu khiến chó bị ngứa ngáy, cào gãi nhiều, khó chịu, bỏ ăn, da tái nhợt, cơ thể gầy đi, da lông xù xì, chó dần bị rụng lông nhiều, bị ghẻ, da ửng đỏ, thường xuyên liếm cào cấu các vùng da bị ngứa.
- Điều trị: Ve rận, bọ chét có thể điều trị triệt để nếu bạn phát hiện kịp thời. Bạn có thể dùng loại thuốc Fendona 10SC để phun vào môi trường, những nơi chó mèo sinh sống để diệt trừ tác nhận gây bệnh. Sau đó, dùng thuốc diệt ve rận, bọ chét trên cơ thể chó như Hantox spray, Frontline. Tắm gội cho chó bằng các chế phẩm dầu tắm diệt ve, bọ chét như Hantox shampoo, bạn cũng có thể nấu nước trà xanh hoặc nấu nước bằng vỏ chanh để tắm cho chó mèo.
Bệnh sài, nấm hay vảy nến ở chó mèo đều xuất phát từ một chủng nấm Microsporum canis gây ra ở chó mèo, loại nấm này phát triển trên mô da thường ở các vùng đầu, tai và các bàn chân, loài nấm ký sinh này sẽ làm tổn thương vùng da khiến chó mèo ngứa ngáy, nhiễm trung và rụng lông, căn bệnh này ở chó thường dễ lây lan sang các loài vật khác và nhanh chóng lây bệnh cho người nếu có tiếp xúc với vật nuôi.
- Triệu chứng: Bệnh nấm ngoài da ở chó thường có các triệu chứng lâm sàng như một vùng da chủ yếu ở phần cổ, chân, các kẽ móng, mũi, mặt, vùng đầu hoặc tai bị đỏ tấy, da bị sưng hoặc có mủ, da bị sần sùi, đóng vảy, nặng hơn bắt đầu bị rụng lông, bị hói lông ở vùng nhiễm nấm, da bắt đầu bị loét sùi và có mùi hôi, con vật trở nên rất ngứa ngáy khó chịu, kêu rên hoặc trở nên hung dữ, bồn chồn.
- Chuẩn đoán và điều trị: Khi bạn phát hiện thú cưng của mình có những dấu hiệu bệnh nấm da ở trên nhưng ở mức độ nhẹ, bạn hãy tiến hành điều trị cho chúng đầu tiên là cách ly chó mèo và khử trùng hoàn toàn nơi ở bằng cách phun thuốc diệt khuẩn, vệ sinh mọi đồ dùng, vệ sinh ăn uống.
Tắm gội cho chó mèo bằng loại dầu gội chuyên dụng chữa bệnh nấm ngoài da cho chó, dùng các loại thuốc bôi, xịt ngoài tra trị nấm. Bạn nhớ trang bị phòng hộ cho mình khi tiếp xúc với chó mèo bị bệnh, nếu không bệnh từ chó sẽ dễ dàng lây lan đến bạn.
Nếu chó mèo của bạn đã bị nhiễm bệnh nấm quá nặng, hãy nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến chính mọi người trong gia đình.
Bệnh viêm da ở chó mèo là hiện tượng da chó mèo bị nhiễm khuẩn, viêm mủ da, bệnh xuất phát từ các chủng vi khuẩn, vi trùng như Staphylococcus, Streptococcus, S. intermedius thường nằm sâu trong da chó mèo, hút chất dinh dưỡng làm chó ngứa ngáy khó chịu, tiết độc tố gây dị ứng cho chó, các loại ngoại ký sinh như ve, ghẻ, bọ chét, gầu ký sinh trên lông chó, hay do dị ứng bụi, lông, thuốc, xà phòng, chó bị nhiễm trùng vết thương, cũng có thể do di truyền.
- Triệu chứng bệnh: Bệnh viêm da thường bị tổn thương ở các vùng đầu, chân, quanh mắt, mặt và hậu môn, chó có triệu chứng ngứa, cào cấu, cắn và gây tổn thương ở các vùng này. Một số vùng da bắt đầu rụng lông, da ửng đỏ, da dày lên và có vảy khô, sưng mủ vàng dẫn đến viêm da lan toàn thân có mùi hôi khó chịu.
- Điều trị bệnh: Để điều trị được căn bệnh viêm da ở chó mèo, đầu tiên bạn cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh cho chúng.
Vạch lông kiểm tra kỹ lông chó xem có phát hiện các loại ký sinh trùng ẩn trong lông chó như ve rận, bọ chét, gầu... để tiêu diệt các loại ký sinh trùng hút máu ra khỏi cơ thể của chó. Bạn có thể tìm mua các thuốc trừ ve, bọ chét như Frontline plus, Fronil spot. Tuyệt đối ko sử dụng các loại thuốc xịt trị ve rận.
Trường hợp kiểm tra không thấy các loại ngoại ký sinh ẩn trong lông chó nhưng da chó vẫn sần sùi thì bạn cần cạo hết vùng lông bị viêm nhiễm, dùng bông thấm thuốc sát trùng (Iod, Cồn 700, Oxy già) để lau sạch mủ. Chú ý chỉ lau từng đám da nhỏ bị viêm nhiễm, không nên đổ thuốc sát trùng lên khắp vùng da vì có thể làm mủ lan ra rộng hơn, hoặc sẽ làm da chó bị nóng, bỏng, ngộ độc thuốc sát trùng. Vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo bằng các loại dầu gội chuyên dụng cho chó mèo bị viêm da, bạn không nên dùng các loại xà phòng hay nước rửa chén để tắm cho chúng sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.
Khử trùng toàn bộ khu vực sống của chó bằng loại thuốc xịt diệt khuẩn, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng của chó, như đồ chơi, thảm ngủ, có chế độ ăn uống hợp lý và an toàn vệ sinh.
Hiện tượng vàng da ở chó là căn bệnh liên quan hệ sự suy giảm chức năng gan, mật thông thường tiết vào ruột non để tiêu hóa, nhưng lại trào vào máu đi tới các mô bào và niêm mạc làm cho da, niêm mạc mắt, miệng... chuyển thành màu vàng, bệnh dẫn tới hỏng chức năng gan gây vàng da ở chó. Đây là căn bệnh nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong rất cao ở chó.
- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh vàng da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chó bị ngộ độc như ăn phải bả chuột, thuốc sâu, các chất độc hóa học khác, chó bị nhiễm vi khuẩn, virus Canine Hepatitis, Leptospirosis, ký sinh giun tim, bệnh đái tháo đường, bị khối u hoặc ung thư gan.
- Triệu chứng mắc bệnh: Bệnh vàng da khiến chó trở nên chán ăn, bỏ ăn, gầy yếu, thường xuyên bị nôn và tiêu chảy, nước đái đỏ xẫm màu. Bệnh vào giai đoạn nghiêm trọng với triệu chứng chó thở gấp, chó bị vàng da, da ở vùng lợi và niêm mạc chuyễn màu vàng, lúc này hệ thống gan và mật đã bị phá hủy nghiêm trọng.
- Chẩn đoán và điều trị: Bệnh vàng da ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của con chó, vì vậy cần phải sớm phát hiện được bệnh tình của chó và đưa đến bác sĩ thú y để có các biện pháp cứu chữa kịp thời.
- Cách phòng bệnh: Để phòng được chứng bệnh nguy hiểm này, chó cần được tiêm vaccine phòng bệnh gan, tẩy giun sán theo định kỳ, phòng tránh chó ăn phải chất độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn của chó, không nên quá lạm dụng các loại thuốc điều trị như các loại thuốc trị ghẻ, ký sinh trùng.
Các bệnh về da của chó chủ yếu xuất phát từ môi trường sống bên ngoài, chế độ ăn uống vệ sinh.... Để phòng tránh được các bệnh về da ở chó mèo bạn cần phải chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể của chó mèo, cần tắm rửa thường xuyên cho chó bằng các loại dầu tắm chuyên dụng dành riêng cho thú nuôi.
- Vệ sinh, khử trùng nơi ở cho chúng, đảm bảo nơi ở được sạch sẽ, khô thoáng. Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin và tẩy giun theo định kỳ.
- Chú ý đến các dấu hiệu lạ của chó mèo để có thể sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc bôi ngoài da cho chó mèo
Chó Mèo rất nhảy cảm với thuốc. Chúng hay có dấu hiệu liếm láp khắp cơ thể, đặt biệt là những thứ lạ, khi chó mèo liếm phải thuốc, chúng có thể tiết nước bọt hay thậm chí nôn mửa. Khi thấy như vậy rất có thể là triệu chứng của việc chó mèo đã liếm phải thuốc có chứa chất selamectin, pyriproxipen, fipronil và imidacloprid thường có trong những sản phẩm diệt ve, rận, bọ chét. Các chất hóa học nêu trên chứa hàm lượng độc thấp nên không ảnh hưởng đến chúng. Tránh trường hợp này, khi chúng ta bôi thuốc nên sử dụng những thuốc chúng không thể liếm hoặc vật dụng trống liếm. Lưu ý, giữ cho chó mèo đang được điều trị thuốc xa nhau cho đến khi thuốc bôi khô hẳn.
Vòng chống liếm cho chó mèo được sử dụng trong trường hợp chó mèo dữ hay cắn người lạ, hoặc dùng để bôi thuốc tránh việc chó mèo liếm vào thuốc trên cơ thể. Vừa gây mất thuốc, vừa làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng. Sản phẩm vòng bôi thuốc cho chó mèo được làm bằng chất liệu nhựa, an toàn, vững chắc, thiết kế sáng tạo và không gây hại cho cơ thể vật nuôi.
Sản phẩm gồm 7 kích cỡ dành cho cân nặng thích hợp của chó mèo. Vòng có số càng nhỏ sẽ dành cho vật nuôi càng lớn.
Kích thước của loa chống liếm dành cho vòng cổ của chó mèo:
Điện thoại tư vấn khách hàng: 0945 28 28 10